Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2018

Tả bức tranh vẽ Vịnh Hạ Long

Hình ảnh
Đó là bức ảnh chụp phong cảnh Vịnh Hạ Long một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam, một kì quan của thế giới. Em biết được như vậy là vì phía dưới bức ảnh ấy là hai hàng chữ tiếng Việt và tiếng Anh giới thiệu tên của bức ảnh. Bao trùm lên toàn cảnh là những hòn núi đá to, nhỏ mọc lên giữa biển nước xanh mênh mông với những hình thù khác nhau. Hòn cao nhất giống như một chú gà trống đang ngẩng cao đầu để gáy, gọi là "hòn Trống". Phía bên phải có hai hòn chồng gối lên nhau, trông thật chông chênh nguy hiểm. Xa xa là một cửa hang rộng với những dòng thạch nhũ chảy từ trên cao xuống, tạo cho cửa hang có những hình thù kì dị, lạ mắt. Xung quanh là biển nước xanh mênh mông. Một chiếc tàu du lịch đang rẽ sóng tiến vào một cửa động. Phong cảnh vịnh Hạ Long quả thật là đẹp và hấp dẫn. Lớn lên, nhất định em sẽ thực hiện một chuyến tham quan du lịch đến với Hạ Long.

Tả cây bút chì của em

Hình ảnh
Vào đầu năm học, mẹ mua cho em đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một chiếc bút chì đen mà em rất quý. Chiếc bút chì của em dài độ một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một chút. Bên ngoài, được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa mướp. Hàng chữ màu sáng bạc nổi bật trên nền vàng trông lóa cả mắt. Em không biết người ta viết chữ gì lên đó. Mẹ bảo: "Bút chì này là hàng ngoại đó con!". Có lẽ vậy nên em không đọc được hết, chỉ biết được một số chữ cái, trong đó có hai chữ mà mẹ giải thích là kí hiệu về độ mềm cứng của bút chì. Em thích nhất là một đầu có núm tròn tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa mỗi khi viết sai. Cái bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của em từ bao giờ em không biết nữa. Nó luôn ở cạnh em mỗi khi học bài, làm bài. Cái bút nhỏ xinh xinh như chiếc bút thần kì diệu trong truyện cổ tích mà em đã được đọc, đã cùng em vẽ nên những bức họa chân dung của bố mẹ, anh chị em và các chú bộ đội ngày đêm canh gác biển trời đất nước thân yêu. Bút ch

Cảm xúc của em về mùa xuân

Cảm xúc của em về mùa xuân – Bài làm 1 Mùa đông qua đi, mùa xuân tới làm vạn vật giống như tỉnh dậy sau giấc ngủ dài.Đối với em, đẹp và vui nhất là những ngày tết đầu năm.Mùa xuân là mùa của những sắc màu.Màu xanh biếc của bầu trời, màu xanh non của cây cối đang đâm chồi, màu hồng rực rỡ của hoa đào, màu vàng tươi của hoa mai.Mỗi khi đi ngắm ngày xuân cùng gia đình, em lại cảm thấy trong lòng xôn xao.Đặc biệt nhất của ngày tết là em cùng bố mẹ về quê chơi. Em được tham dự nhiều ngày lễ Tết, được cùng bố mẹ ngắm chợ hoa, chơi các trò chơi dân gian cùng các bạn.. Em thấy đất nước mình đẹp nhất là khi tết đến, xuân về! Cảm xúc của em về mùa xuân – Bài làm 2 Khi mùa đông lạnh lẽo qua đi cũng là lúc mùa xuân mang sức sống tràn đầy trở lại. Bầu trời cao, trong xanh, chim én từ đâu bay về ngập trời báo hiệu ngày Tết đã tới. Em cảm thấy rất vui và háo hức.Đêm giao thừa em được cùng bố mẹ đi ngắm pháo hoa được bắn lên trời với nhiều hình dạng và màu sắc, rực rỡ vô cùng.Mùng 1 và mùng 2 tết em

Em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em

Hình ảnh
Bài làm 1 Tổ em là tổ bốn thuộc lớp 3A. Tổ gồm có tám bạn. Tố trưởng là bạn Thục Linh, một người bạn dễ thương và học giỏi nhất tổ. Bảy bạn còn lại là: Nga, Hường, Liên, Thảo, Tuấn, Vương và em (tức Lê Tùng). Tổ chúng em là một tổ đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất lớp, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, cả támbạn còn lại là: Nga, Hường, Liên, Thảo, Tuấn, Vương và em (tức Lê Tùng). Tổ chúng em là một tổ đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất lớp, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, cả tám bạn trong tổ, bạn nào cũng là "diễn viên múa" của lớp. Hôm biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, tiết mục múa "Em đi học" của tổ đạt giải nhất toàn trường. Mọi người đều khen chúng em múa đẹp, múa dẻo, và hồn nhiên tươi trẻ nữa. Một tiết mục đặc sắc. Tổ bốn của em là thế đó. Em rất vui và tự hào về tổ em. Bài làm 2 Tổ hai của em được cô chủ nhiệm đánh giá là tổ học đều nhất lớp. Cả mười bạn, từ bạn Trung Đức tổ trưởng

Viết thư cho anh trai của em

Hình ảnh
Tân An, ngày 20 tháng 10 năm 2005 Anh Hùng yêu quý của em! Lâu rồi, không nhận được thư anh, mẹ buồn và trách anh lắm đó. Mẹ bảo em viết thư cho anh đây. Dạo này, anh có khỏe không? Đã xong khóa tập luyện chưa anh? Còn bao lâu nữa thì được lên bờ. Lính Hải quân chắc vất vả lắm anh nhỉ? Ba mẹ và em đều khỏe. Mẹ nhắc anh hoài đó. Hễ mỗi lần nói chuyện về anh là mẹ lấy khăn lau nước mắt. Mẹ nói, mẹ thương anh nhất. Nhiều lúc, em ghen tị với anh và cho rằng anh đã giành hết tình thương của mẹ về cho mình. Mẹ cũng bảo, mẹ thương em nhất. Đúng không anh? Lúc nào, anh về nhất định, em sẽ bắt mẹ cân thử, xem anh hay em, bên nào mẹ dành tình cảm nhiều hơn, anh nhé! Em vẫn học bình thường, giúp mẹ được nhiều việc hợn: quét nhà, rửa chén bát, nấu cơm, nhặt rau…, việc gì em cũng làm được. Em đang tập làm đồ ăn để khi anh về, em sẽ đãi anh một bữa. Thế anh nhé! Em dừng bút đây. Anh nhớ viết thư về kẻo mẹ buồn. Em gái của anh

Viết một bức điện báo gửi về gia đình em

Hình ảnh
Họ tên địa chỉ người nhận: Lê Thị Hoàng Lan Số nhà 18A, hẻm Trâm Bầu, phường Phú Khương, Thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Nội dung: Con đã đến nơi an toàn, sức khỏe tốt. Họ, tên, địa chỉ người gửi (cần chuyển thì ghi, không thì thôi) Họ, tên, địa chỉ người gửi (phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đủ theo yêu cầu). Trần Thị Ái Nguyệt Thành phố Vũng Tàu.

Viết về lợi ích của một loài cây mà em biết

Hình ảnh
Bài làm 1 (Cây đa – cây cho ta bóng mát) Dưới gốc đa này, người làng em đưa tiễn nhau đi xa, bịn rịn lưu luyến. Và cũng dưới gốc da này, người làng em thường dừng chân nghỉ lại sau buổi làm đồng. Những con trâu nằm hóng mát lim dim mắt, chậm rãi nhai làm phì ra hai bên mép những bọt bông trắng xốp. Ôi! Cây đa đầu làng, một hình ảnh gợi nhớ về quê hương, về cội nguồn trong tâm thức của những người con xa quê. Bài làm 2 (Cây tràm – cây cho gỗ và bóng mát) Giờ ra chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm chuyện trò rôm rả. Thỉnh thoảng, vài chiếc bông tràm lẻ bạn rơi lác đác trên mái tóc tơ như làm duyên cho tụi trẻ chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn, ôm lấy gốc xoay vòng tròn, trông có vẻ thích thú lắm. Cũng dưới bóng râm của gốc tràm này bao nhiêu những trò chơi trẻ nhỏ diễn ra. Chỗ thì bắn bi, đá cầu… của lũ con trai, chỗ thì nhảy dây banh đũa… của cánh con gái. Gốc tràm như nơi tụ hội của các trò chơi của lũ trẻ. Chúng em rất thích cây tràm này vì tràm chẳng những cho chúng em bóng má

Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết

Hình ảnh
I. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 1. Xác định đối tượng kể: Người đó là ai? Làm nghề gì? Quan hệ với em thế nào?. 2. Công việc hàng ngày của người đó? 3. Tinh thần, thái độ làm việc của họ? Sau khi trả lời những câu hỏi trên, em liên kết nội dung các câu trả lời lại, em sẽ có được bài văn thực hiện theo yêu cầu đề ra. II. NHỮNG BÀI THAM KHẢO Bài làm 1 Người mà em rất quý rất trọng và cũng rất gần gũi, đó là cô Lê Thi Thanh Xuân bác sĩ răng hàm mặt của bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Bác sĩ Xuân là bạn thân của mẹ em từ hồi học phổ thông trung học cho đến giờ. Hai người làm hai nghề khác nhau. Mẹ em vào sư phạm, ra trường về nhận nhiệm sở ở trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh, còn cô đi vào ngành y rồi về công tác ở tỉnh nhà. Hàm răng em đều và đẹp cũng nhờ cô Xuân chăm sóc thường xuyên. Cô là một người tận tụy trong công việc và rất thương bệnh nhân. Những khách hàng đến trồng răng làm hàm, nhổ, trám… cô đều khám rất kĩ càng và luôn tỏ thái độ nhã nhặn, lịch sự với khách. Cô cũng đã từng đi tu nghiệp ở

Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở

Hình ảnh
Bài làm 1 Lệ Thủy, đó chính là tên gọi của quê hương em, một vùng chiêm trũng nằm trên dải đất hẹp ven biển miền Trung, đẹp và trù phú lắm. Vào vụ Đông Xuân, chim én bay về đây nhiều vô kể, có những thửa ruộng cùng một lúc có đến hàng trăm con én chao liệng trên tấm thảm nhung xanh. Dọc những bờ ruộng, cò trắng đứng thành hàng, im phăng phắc. Nhưng chỉ cần nghe tiếng động nào đó như tiếng khua đuổi cá của dân chài lưới thì những chấm trắng ấy vội bốc mình lên không trung, dang rộng hai cánh, trôi thành từng đàn về tận tít trời xa… Đứng ở giữa cánh đồng vào thời điểm lúa đang thì con gái, mới thưởng thức được vẻ đẹp rất nên thơ của cánh đồng. Đẹp nhất là ngắm nhìn những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng, nhấp nhô lên xuống, giống hệt như một tấm thảm nhung xanh mà ai đó đang tung lên hạ xuống. Người làng em đi xa, mỗi lần về quê, không ai không dừng lại để ngắm đồng lúa quê mình, để tìm lại ở đây những kỉ niệm của một thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp hương đồng. Bài làm 2 Em sinh r

Tả một người phụ nữ mà em yêu quý

Hình ảnh
Bài làm Cô của hai anh em thằng Giang, thằng Quỳ được bà con làng xóm gọi là Cô Ba Chìa. Hai anh em nó mồ côi cả bố và mẹ. Cô nó nuôi hai anh em nó từ ngày tấm bé. Đi thanh niên xung phong 11 năm ở Trường Sơn, sau năm 1975 trở về quê, cô quá lứa lỡ thì, lại hay bị đau ốm nên không đi lấy chồng, ở vậy nuôi hai đứa cháu nhỏ mồ côi. Tả một người phụ nữ mà em yêu quý Cô Ba Chìa nay đã 46 tuổi, người gầy đen. Cô búi tóc. Mái tóc đã điểm bạc. Cô có đôi mắt rất sáng, giọng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng. Ngoài tiền lương trợ cấp ít ỏi, cô trồng rau và bán rau để nuôi hai cháu ăn học. Cái quần đen, cái áo màu xanh đã bạc sờn, khi nào gặp, em cũng thấy cô Ba Chìa ăn mặc mộc mạc như thế. Cô thức khuya dậy sớm trồng rau, gánh rau ra chợ bán. Cô rất thương hai cháu. Cứ đến ngày rằm hằng tháng, cô Ba Chìa lại cho mỗi đứa 10.000 đồng để "nuôi lợn nhựa". Đầu năm học, dịp tết, cô mua sắm sách vở mới, cặp, ba lô mới, giày dép mới, mũ mới cho hai cháu. Thằng Giang học lớp Ba, thằng Quỳ học lớp Hai.

Viết thư cho bà nội của em

Hình ảnh
Mĩ Tho, ngày 20 tháng 10 năm 2005 Bà Nội kính yêu của cháu! Hơn một năm nay, cháu chưa được gặp bà. Cháu nhớ bà nhiều lắm, bà ạ! Tuần trước, gia đình cháu có nhận được thư cô Vân. Trong thư cô nói, bà bị ốm một tuần, không ăn uống gì được. Bô cháu lo lắm. Bô định cắt phép để về quê, thì hôm sau nhận được điện cô Vần báo tin:, "Bà đã đỡ, tuy chưa bình phục hẳn. Anh đừng lo". Thế là bô' cháu ở lại. Bố cháu nói: "Chắc bà bảo cô Vân điện cho bô', bảo bô" khoan về. Một lần về, một lần khó. Bà đã vào đây rồi nên bà biết. Hơn hai ngàn cây sô", đi lại vất vả nên bà thông cảm cho bô" đấy. Nhưng hè này, nhất định bô' sẽ đưa con về thăm nội". Thế là hè này, cháu lại được gặp bà, được bà hái cho những trái mãng cầu ngọt lịm, những trái bưởi Thanh Trà căng tròn như trái bóng nhựa giống hè hai năm trước, phải không bà? Bà ơi! Cháu nói gì lung tung quá mà quên hỏi thăm sức khỏe bà. Bà đã thực khỏe lại chưa hả bà? Bà ăn cơm có ngon miệng không? Bà đừ

Tả lại con đường đến trường của em

Hình ảnh
Bài làm 1 Từ nhà đến trường em có thể đi qua nhiều ngả khác nhau nhưng em thích nhất vẫn là đi qua đoạn đường Nguyễn Du. Đoạn đường này ngắn và hẹp. Lòng đường được hàng me xanh rờn hai bên đường che mát. Buổi sớm em đi học các vòm me đan vào nhau tưởng như chúng chụm đầu trò chuyện. Những cành me thả lá xuống mặt đường tráng nhựa xám. Một lằn sơn vàng giữa lòng đường chia hai phần cho xe chạy ngược chiều nhau. Xe máy, xe đạp tấp nập trên mặt đường trơn bóng. Đến khúc có những ổ gà lồi lõm thì xe chạy chậm lại, bóp còi toe toe… Em và các bạn đi rất thoải mái trên lề đường tráng xi măng. Nhiều nhà cao tầng đẹp đẽ chen vai nhau đứng sừng sững. Đó là các cơ quan, cửa hàng. Đặc biệt, đoạn đường em đi qua có Bưu điện Thành phố lúc nào cũng có đông người ra vào nhận đồ, gửi hàng. Có lần, mẹ em đã đến đây nhận hàng, quà. Buổi sáng, em đi dạo. Lá me trút như mưa lên tóc, lên vai làm em rất thích. Vì đã đi lại nhiều lần nên đoạn đường này thật quen thuộc đối với em. Em nhớ từng viên gạch, từn

Viết đơn xin nghỉ học

Hình ảnh
Loading... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Gò Vấp ngày 17 tháng 1 năm 2014 ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC Loading... Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3A trường tiểu học Ngô Gia Tự. Em tên là: Hoàng Kiều Loan Học sinh lớp: 3A, Trường tiểu học Ngô Gia Tự Em làm đơn này xin phép cô nghỉ buổi học ngày thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2014. Lí do nghỉ học: bị bệnh đường ruột. Sau khi khỏi bệnh, em xin hứa sẽ chép bài và học bài đầy đủ. Ý kiến của gia đình học sinh Học sinh (Kí tên) Hoàng Kiều Loan đơn nghỉ học văn viết đơn nghỉ học viết đơn nghỉ học lớp 3 viết đơn xin nghỉ học

Tả một anh bộ đội mà em y��u quý

Hình ảnh
Bài làm Anh Dũng là con trai yêu quý của bác Hải. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Kĩ thuật Quân sự, anh Dũng ra công tác ở quần đảo Trường Sa với quân hàm Thiếu uý. Sau hai năm công tác ở đảo, anh được thăng quân hàm Trung uý, được về phép ba tuần. Anh sang nhà em chơi, biếu bố mẹ em một cân cá khô, món quà biển của lính đảo. Anh cho em một vỏ ốc biển bảy màu, rất đẹp. Tả một anh bộ đội mà em yêu quý Anh Dũng cao 1,7 mét, nặng 75 kg. Anh to khoẻ và hùng dũng. Cặp mắt anh sáng ngời, ngực nở, chân tay rắn chắc, màu da rám nắng như sơn mài. Anh bảo lính đảo phải khoẻ mới đương đầu được với sóng gió đại dương. Anh kể bao chuyện vui và lạ ở trên đảo: Có những con vích to và nặng hai, ba tạ; có những đàn chim vài nghìn con bay rợp trời; rồi chuyện đi tuần tra, đi câu cá, trồng rau xanh, đọc sách báo, gói bánh chưng trong dịp Tết… Đời lính đảo thật gian khổ và đáng tự hào. Chiều nay, em đi học về, mẹ cho biết anh Dũng đã ra đảo rồi, em nhớ anh nhiều quá.

Tả một người phụ nữ mà em yêu quý

Hình ảnh
Bài làm Cô của hai anh em thằng Giang, thằng Quỳ được bà con làng xóm gọi là Cô Ba Chìa. Hai anh em nó mồ côi cả bố và mẹ. Cô nó nuôi hai anh em nó từ ngày tấm bé. Đi thanh niên xung phong 11 năm ở Trường Sơn, sau năm 1975 trở về quê, cô quá lứa lỡ thì, lại hay bị đau ốm nên không đi lấy chồng, ở vậy nuôi hai đứa cháu nhỏ mồ côi. Tả một người phụ nữ mà em yêu quý Cô Ba Chìa nay đã 46 tuổi, người gầy đen. Cô búi tóc. Mái tóc đã điểm bạc. Cô có đôi mắt rất sáng, giọng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng. Ngoài tiền lương trợ cấp ít ỏi, cô trồng rau và bán rau để nuôi hai cháu ăn học. Cái quần đen, cái áo màu xanh đã bạc sờn, khi nào gặp, em cũng thấy cô Ba Chìa ăn mặc mộc mạc như thế. Cô thức khuya dậy sớm trồng rau, gánh rau ra chợ bán. Cô rất thương hai cháu. Cứ đến ngày rằm hằng tháng, cô Ba Chìa lại cho mỗi đứa 10.000 đồng để "nuôi lợn nhựa". Đầu năm học, dịp tết, cô mua sắm sách vở mới, cặp, ba lô mới, giày dép mới, mũ mới cho hai cháu. Thằng Giang học lớp Ba, thằng Quỳ học lớp Hai.

Tả cái bảng lớp học của các em

Hình ảnh
Cho đến năm học này (2008), các lớp học trường em vẫn sử dụng bảng đen truyền thống. Cái bảng to và rộng độ hai chiếc chiếu cỡ lớn, được đóng vào giá gắn chặt vào bức tường trên cùng mỗi lớp học, phía bên trái bàn thầy, cô giáo. Một nửa bảng đen được kẻ ô vuông, để cô giáo dạy tập viết, tập vẽ cho chúng em. Lớp 2A của chúng em có tám tổ, mỗi tổ làm trực nhật một tuần. Tổ năm có sáu bạn. Hôm nào trực nhật, chúng em đi học sớm độ nửa giờ để quét lớp, để lau bảng. Bảng được lau sạch bằng giẻ ướt vắt khô, lau hai ba lần. Lau xong bạn Hương kiểm tra lại rất cẩn thận. Giờ học toán, chính tả, luyện từ…chúng em cảm thấy cái bảng lớp như có linh hồn, có sức hút kì lạ. Hằng trăm con mắt tuổi thơ theo dõi hàng chữ, con số bằng phấn trắng của cô giáo viết lên bảng đen. Cái bảng như luôn luôn nhắc chúng em phải chú ý, phải tập trung nghe lời cô giáo dạy bảo. Chúng em lớn lên từng giờ, từng ngày cùng với cái bảng đen thân quen của lớp mình. Cái bảng là tấm gương tâm hồn tuổi thơ chúng em. Nguồn E

Tả cái bảng con của em

Hình ảnh
Vào đầu năm học mới, mẹ đã mua cho em rất nhiều đò dùng học tập: bút mực, bút chì, thước kẻ… và một cái bảng con thật xinh xắn nữa. Cái bảng của em được làm bằng gỗ, rất nhẹ. Bảng hình chữ nhật, chiều dài khoảng 30 cm, chiều rộng khoảng 25 cm. Bảng khoác chiếc áo màu đen bóng. Hai mặt bảng được kẻ những ô vuông đều đặn. Ơû một góc bảng có cái lỗ nhỏ để buộc vào góc bảng. Đầu dây còn lại em buộc cái khăn lau bảng được làm bằng những mảnh vải, màu sắc sặc sỡ. Mỗi khi viết, màu phấn trắng nổi lên trên nền bảng đen bóng. Em dùng khăn lau bảng xóa đi những dòng chữ đã viết, bảng lại trở về với chiếc áo thật đẹp của mình. Em rất thích cái bảng con của em. Bảng đã giúp em rất nhiều trong học tập. Em đã tập viết chữ, làm những phép toán và vẽ những bông hoa, những con vật… trên bảng theo yêu cầu của bài học. Cái bản con như người bạn thân thiết của em. Em luôn nâng niu, giữ gìn cẩn thận. Chính vì thế, em đã sử dụng từ đầu năm học đến nay mà trông nó vẫn còn như mới vậy.

Tả một cháu bé lần đầu tiên em mới gặp

Hình ảnh
Đề bài: Tả một cháu bé lần đầu tiên em mới gặp Bài làm Hôm ấy, trên đường đi học về qua Cống Trắng, em gặp một cháu bé trai đang lon ton chạy theo mẹ. Mẹ nó đi chậm lại, nó chạy vượt lên, rồi quay đầu, đứng lại nhìn mẹ mà cười. Tả một cháu bé lần đầu tiên em mới gặp Cháu bé vùng biển, trông rất rắn chắc, khoẻ mạnh. Cái đầu tròn, trán cao, cặp mắt mở to, đen nhánh. Chân tay mập mạp, cứng cáp, dẻo dai. Nó độ ba, bốn tuổi mà to khoẻ, nhanh nhẹn. Nghe em cất tiếng chào mẹ nó, bé ngước cặp mắt ngay thơ nhìn em. Rồi nó làm quen, nắm lấy tay em, vỗ vào ba lô đựng sách vở của em. Chị cho biết nó tên là Việt, hai mẹ con về làng Bằng quê ngoại. Khi em chào hai mẹ con chị, rẽ về làng, đứa bé giơ tay vẫy vẫy. Đi được một quãng ngắn, nó còn quay đầu lại nhìn em.

Tả bộ bàn ghế của tổ em

Lớp 2C của chúng em có mười bộ bàn ghế bằng gỗ tạp, đã cũ. Tất cả đều được sơn nâu, khá bóng và đẹp. Mỗi tổ có bốn học sinh được ngồi chung một bàn. Bàn, ghế nào cũng được đánh số, không thể lẫn lộn. Bộ bàn ghế số năm của tổ em được kê vào giữa, phía trong lớp học. Long, Việt, Nga và em cùng ngồi chung một bàn. Mỗi đứa có một giang sơn riêng. Ngăn bàn để cặp hoặc ba lô sách. Mặt bàn để sách vở, để dụng cụ học tập. Giờ chính tả, giờ tập viết, lúc nào chúng em cảm thấy vùng lãnh thổ của mình trên mặt bàn trở nên chật chội. Chúng em cố gắng giữ gìn không chạm khuỷu tay vào nhau làm ảnh hưởng đến chữ viết. Mặt bàn, mặt ghế lúc nào cũng sạch bong, gọn gàng, thứ tự, không lộn xộn. Chúng em cùng giao ước và thực hiện: giữ bàn ghế sạch không được viết, vẽ hoặc dùng dao nhọn khắc lên mặt bàn.

Tả một cụ già mà em biết

Hình ảnh
Bài làm Nhà em sống trong một con hẻm nhỏ, xung quanh là rất nhiều ngôi nhà của các cụ già. Tuy nhiên mỗi lần đi học ra ngõ, em vẫn thường chú ý đến hình ảnh của một cụ già ngồi bán xôi ở đầu ngõ. Cụ tên Tý, sống cách nhà em 3 nhà. Ngày nào em thấy cụ ngồi bán xôi đầu ngõ. Cụ Tý năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng mái tóc của cụ bạc phơ, trắng như cước. Cụ búi tóc củ tỏi ở trên đầu, và quấn một chiếc khăn. Cụ bảo rằng tóc cụ thưa nên cụ buộc như thế này. Hằng ngày cụ ngồi bên một chiếc thúng thơm nức mùi xôi xéo, ngày ngày cụ dậy thật sớm để hông xôi mang bán cho mọi người để kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như giết thời gian. Hàm răng của cụ đã rụng đi mấy chiếc, cụ cứ nhai trầu chóp chép mỗi khi em đi qua. Hàm răng cụ đen nháy vì ngay xưa cụ ăn nhiều trầu. Tả cụ già – văn lớp 2 Đôi bàn tây gầy và xương, thi thoảng còn run run lên vì tuổi cao và sức yếu. Mắt cụ đã mờ đi, tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được tiền mỗi khi khách trả. Mọi người vẫn luôn thích ăn xôi

Kể và tả một người lao động chân tay mà em biết

Hình ảnh
Bài làm Chú Tòng bố bạn Tùng là thợ cày. Tùng người đen, rất khoẻ, đá bóng, đá cầu đều giỏi nên bọn con gái lớp em vẫn gọi Tùng là "quý tử của Võ Tòng đả hổ". Thời chống Mĩ, chú Tòng đi thanh niên xung phong. Cuối năm 1975, chú trở về quê, lấy vợ, làm ruộng, vui thú điền viên. Cô chú có ba người con đều học giỏi: anh Chiến học lỡp 10, chị Huệ học lớp 6 và cu Tùng học lớp 2B cùng em. Kể và tả một người lao động chân tay mà em biết Chú Tòng 45 tuổi, rất khoẻ. Chú cao to như một lực sĩ, nặng trên 60 kg. Trán chú dô, mắt sâu, tóc rễ tre. Tiếng nói ồm ồm như lệnh vỡ. Lúc chú cởi trần, ngực căng ra như một vành cung, lưng đen nhẵn bóng. Chú vui tính và lao động khoẻ. Hầu như suốt mùa vụ, cùng với con trâu đực, chú cày bừa 6 sào ruộng nhà, rồi đổi công hoặc làm thuê. Ai cần là chú giúp. Ai thuê là chú làm. Có hôm chú vừa cười vừa nói với bố mẹ em: "Hễ đặt lưng xuống giường là tôi đánh một một giấc đến gà gáy sáng. Còn ăn thì nổi bảy quăng ra, nồi ba quăng vào…

Kể về một việc làm tốt của em

Hình ảnh
Bài văn của Đoàn Phương Nghi Hôm nọ, ba em bị bệnh nặng. Em lo lắng,đắp khăn lên trán ba, cho ba uống thuốc, em chăm lo cho ba rất nhiều. Cuối cùng, ba cũng khỏi bệnh. Ba nói:" Cảm ơn con gái. Ba thấy con đã lớn hơn nhiều rồi đó!" Em rất vui khi được ba khen như vậy. Bài văn của Võ Huỳnh Hoàng Lộc Trong giờ ra chơi, em thấy một anh lớp 5 xô một em lớp 1. Em liền chạy đến, đỡ em dậy và hỏi: " Em có đau không?" Em nhỏ trả lời: "Dạ, em không sao. Cảm ơn anh." Hôm đó, khi nghe em kể lại chuyện này, cha mẹ em nói: " Con thật tốt bụng. Ba mẹ rất tự hào về con." Em rất vui vì đã làm được một việc tốt theo lời ba mẹ và thầy cô dạy. Bài văn của Nguyễn Chí Thành Mấy hôm nay, bố em bị sốt cao. Mẹ em đã gọi bác sĩ đến khám bệnh cho bố. Còn em đã rót nước và lấy thuốc cho bố uống. Sau đó, bố em đã bớt bệnh. Bố nói: " Cảm ơn con. Nhờ sự chăm sóc của hai mẹ con mà bố đã khỏe hơn nhiều." Em rất vui khi đã làm một việc tốt để giúp đỡ bố

Tả một người bạn học thân thiết của em

Hình ảnh
Bài làm Đinh Hùng là bạn học thân thiết của em. Cùng 8 tuổi nhưng Hùng sinh trước em gần hai tháng. Bố Hùng công tác ở Đài truyền hình Hà Nội, mẹ Hùng là cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tả một người bạn học thân thiết của em Hai đứa cùng ngồi một bàn, đều là học sinh giỏi năm học lớp một. Hùng béo tròn, tóc quăn rễ tre, nước da trắng, rất thông minh và đẹp trai. Hùng học giỏi toàn diện: giỏi toán, viết đẹp, các bài tập điền từ, luyện từ, chính tả,… luôn luôn được điểm 10. Cô giáo Nga đã chọn Hùng dự thi học sinh giỏi toán lớp hai toàn trường cuối học kì I. Hùng và em rất quý mến nhau. Có cái kẹo cũng chia đôi, vừa ăn vừa cười rúc rích trong giờ ra chơi.

Tả một cụ già mà em biết và quý mến

Hình ảnh
Bài làm Bà Cả Tía là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Chồng bà, hai con trai của bà là liệt sĩ thời kháng chiến chống Mĩ. Năm nay, bà Cả Tía tròn 70 tuổi. Cả làng, cả xã, bà con nội ngoại và con cháu đông hơn trăm người kéo đến mừng thọ bà. Nhận bó hoa mùng thọ từ tay ông Chủ tịch xã, bà khóc. Nhận bó hoa mừng thọ từ tay cô Hiệu trưởng trường Tiểu học, bà cũng khóc. Tả một cụ già mà em biết và quý mến Cô Thoa là con gái út của bà. Bà có hai cháu ngoại. Số tiền trợ cấp hằng tháng, bà dành một phần cho hai cháu ngoại ăn học, phần lớn còn lại, bà tặng các cháu ở nhà trẻ, ở trường Mầm non. Bà hiền hậu, phúc đức nên cả làng, cả xã, ai cũng kính yêu bà. Gia đình nào có người đau ốm, bà đến thăm nom, an ủi. Lưng bà còng. Tóc bà bạc trắng. Đi đến đâu, bà cũng chống gậy trúc. Bà thường đến chơi với bà nội của em. Hôm nào, bà Cả Tía đến chơi, bà nội em mừng lắm. Hai cụ vừa ăn trầu, uống nước chè vối, vừa nói chuyện nhỏ nhẹ.

Kể về một người anh chị em của em

Hình ảnh
Bài văn của Nguyễn Hồng Anh Chị em tên là Nhung. Năm nay, chị 11 tuổi. Chị rất cao và có mái tóc dài mượt mà. Chị rất vui vẻ với mọi người xung quanh. Chị có rất nhiều bằng khen về thành tích học tập. Chị hay nấu mì cho em ăn khi em đói và còn dạy em học nữa. Em rất yêu quý chị. Bài văn của Lê Hoài Nam Phương Chị em tên là Vy. Năm nay, chị 20 tuổi. Chị học lớp K10 trường đại học Kinh Tế. Chị rất dễ thương. Tóc chị đen nhánh. Tính tình của chị ấy hiền lành. Chị học rất giỏi và được ngân hàng tặng học bổng lớn. Khi em bị bệnh, chị đã nấu cháo cho em ăn và dỗ dành em uống thuốc. Em rất tự hào khi có một người chị như thế. Bài văn của Nguyễn Hương Ly Trong gia đình, người em yêu quý nhất là em Giang. Em mới lên hai tuổi. Tính tình của em rất vui vẻ. Em đang tập nói. Mỗi khi em Giang nói chuyện, giọng của em rất đáng yêu. Em rất yêu em Giang. Những lúc rảnh rỗi, em thường chơi với em Giang cho mẹ đỡ mệt. Bài văn của Lê Đỗ Nhật Minh Anh của em tên là Minh Hoàng. Anh 13 tu

Viết về ảnh của Bác Hồ mà em được nhìn thấy

Hình ảnh
Ảnh Bác Hồ được treo một cách trang trọng ngay chính giữa bức tường lớp học của em. Trong ảnh, gương mặt Bác Hồ rất hiền hậu. Râu tóc Bác bạc phơ. Vầng trán Bác cao và rộng thể hiện Bác là một người thông minh cùng với đôi mắt sáng ngời như sao luôn luôn nhìn chúng em với một cách đầy trìu mến, yêu thương. Thấy được tình thương yêu của Bác, em sẽ cố gắng vâng lời cha mẹ để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Bài văn mẫu 2: Ảnh Bác Hồ lớp em được treo trang trọng phiá trên tấm bảng, dưới lá Quốc kì nền đỏ sao vàng. Trong ảnh, Bác Hồ có mái tóc bạc phơ và bộ râu hơi dài, trông như một ông tiên. Da Bác hồng hào. Vầng trán của Bác cao lộ rõ vẻ thông minh. Càng nhìn ảnh Bác, em càng quyết tâm thực hiện năm điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Nguồn Edufly

Tả cây thước em đang dùng

Hình ảnh
Đầu năm học mới mẹ mua cho em nhiều dụng cụ học tập nào là bút, thước, bảng con… nhưng em thích nhất là cây thước kẻ này. Cây thước kẻ làm bằng gỗ, chiều dài 20 cm. Chiều ngang mỗi cạnh là 1 cm. Điều đặc biệt là mỗi mặt thước được sơn một màu khác nhau. Mặt thì có màu đỏ tươi. Mặt lại có màu xanh da trời. Mặt thì có màu vàng nghệ và mặt thì có màu trắng sữa. Nổi lên trên bốn màu đỏ xanh vàng trắng ấy là những vạch kẻ rất đều nhau màu đen đánh dấu từng centimet. Nhờ những vạch đó mà em thuận lợi trong giờ học toán, trong tiết học vẽ. Em dùng thước kẻ những đoạn thẳng chính xác, để vẽ những hình tam giác, hình vuông… Em luôn giữ gìn cây thước cẩn thận mỗi khi dùng xong vì cây thước góp phần giúp em tiến bộ trong học tập. Nguồn Edufly

Viết một đoạn văn ngắn nói về cảnh biển vào buổi sáng

Hình ảnh
Em đã được ra biển chơi một lần cùng với bố mẹ. Sóng biển nhấp nhô từng đợt ập vào bờ. Trên biển, những ngư dân đang ra khơi đánh cá. Mặt trời toả những tia nắng xuống biển làm cho mặt biển có một chút màu vàng nhạt. Bầu trời có những chú chim hải âu đang chao lượn. Trên bãi cát có những chú cua bò ngang, có những bạn học sinh được nghỉ hè ra biển chơi. Tắm biển thật là thú vị: Được ngắm cảnh, được xây những lâu đài cát. Biển thật là đẹp. Em thích biển. Linh Đan – lớp Hai 4 Cảnh biển buổi sáng ở Vũng Tàu tuyệt đẹp. Mặt trời to và đỏ rực hiện dần lên sau rặng núi xa. Trên bầu trời hồng có mấy đám mây bay nhởn nhơ. Xa xa, đàn hải âu chao mình bay liệng. Đoàn thuyền đang lừng lững hướng về bến cảng sau mấy ngày đi đánh cá. Em nhớ mãi buổi sáng đẹp trời ấy ở bãi biển Vũng Tàu. Cao Nhân – lớp Hai 4 Nguồn Edufly

Tả lại con búp bê của em

Hình ảnh
Bài làm Sinh nhật hồi em bước lên lớp một, ba đã tặng em một con búp bê rât xinh xắn và đáng yêu. Em đặt tên nó là Teddy. Teddy luôn được em chăm sóc và bảo vệ cẩn thận đã được gần một năm rồi. Mặc dù em có rất nhiều đồ chơi nhưng em vẫn thích được bâu bạn với Teddy, vì cảm giác vui vẻ và thoải mái. Teddy có mái tóc màu vàng dài, uốn xù và buộc lên cao bằng một dây chun chắc chắn. Khi nào chải tóc cho Teddy em khó khan lắm mới cởi sợi dây chun đó ra được. Em dành riêng cho Teddy một chiếc lược nhỏ nhắn, xinh xắn để chải tóc. Tả lại con búp bê của em – văn mẫu lớp 2 Teddy được mặc một chiếc váy màu hồng nhạt rất xinh xắn, có một chiếc nơ màu xanh da trời thắt ở giữa vòng em nhìn rất duyên dáng và đẹp mắt. Chiếc váy này được thiết kế rất đơn giản, kín cổ nên nhìn Teddy rất lịch sự và đáng yêu. Thi thoảng em lại mang chiếc váy xinh xắn đó đi giặt và xả mùi thơm tho để khi mặc vào Teddy thấy thích thú hơn. Bàn tay của Teddy nhỏ nhắn, dài và thon thả xòe ra hai bên nhưng bày tỏ một niềm

Tả loại quả em thích

Hình ảnh
Bạn Đức Huy Có một loại quả thường được trồng ở Miền Nam nhưng lại được mọi người ở Miền Bắc rất yêu thích, đó là quả thanh long. Quả thanh long được khoác một chiếc áo màu đỏ tươi. Xung quanh nó có những cái tai màu xanh nhạt. Khi bổ thanh long, em thấy một lớp thịt màu trắnng trong và hàng nghìn cái hạt nhỏ ly ty màu đen nhánh. Thanh long không có mùi nhưng khi ăn vào ta cảm thấy vị hơi chua, hơi ngọt và rất mát. Quả thanh long có nhiều chất dinh dưỡng, nó tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Bạn Mai Anh Em thích ăn rất nhiều loại quả nhưng em thích quả xoài nhất. Quả xoài khi non có màu xanh tươi, còn lúc chín lại màu vàng đậm. Nhìn bên ngoài,, quả xoài như một bàn tay mập mạp, mình dày ở giữa và thuôn dần sang hai bên. Mỗi khi mẹ bổ xoài, em rất thích được nhìn hai cái má xoài vàng ươm. Chiếc hột rất to nằm ở chính giữa chiếm khoảng một phần năm khối lượng của quà xoài. Mẹ em bảo: "Tùy từng giống xoài mà khi thưởng thức ta sẽ thấy vị ngọt khác nhau." Xoài Cát Ch

Viết về em bé của em

Hình ảnh
Loading... Loading... Ở nhà em có một em trai rất đáng yêu tên là Bi Bo. Bây giờ em đã lên hai tuổi rồi đấy. Bé có đôi mắt to, tròn xoe như hai hòn bi. Khuôn mặt Bo rất tươi, lúc nào cũng cười. Tóc em đen nháy giống như tóc mây. Bo hơn tròn nên dáng đi trông nặng nề giống như một chú gấu con. Mỗi khi đi học về, Bo liền chạy ra mừng và sà vào lòng em. Em cảm thấy rất sung sướng. Em rất thương bé Bo và thích chơi với em bé mỗi khi mẹ bận việc. Thảo Trúc – lớp Hai 4 Nguồn Edufly em be ta em be van ta em be

Tả một người bạn quý mến đã để lại trong lòng em nhiều kỉ niệm đẹp

Hình ảnh
Bài làm Cùng học lớp hai trường Lý Thường Kiệt, nhưng Nhã và em lại học khác lớp. Nhã học lớp 2A, em học lớp 2C. Buổi chiều hôm ấy đi học về, trời mưa, em đang đứng nép vào góc tường dưới mái hiên ngôi nhà bên đường thì có một bạn đi qua. Đi được vài bước, bỗng bạn ấy quay lại, nói: – Mình có ô. Mình và bạn cùng đi chung. Bạn ở phố Lê Lợi có đúng không? Em mừng quá, khẽ cất lòi cảm ơn, rồi hai đứa che chung ô, vừa đi vừa chuyện trò. Chúng em hỏi nhau về bố mẹ, về nơi ở, về học tập,… Nhã đưa em về tận nhà. Tuần lễ sau đó, em và Nhã lại gặp nhau trong phòng thi Vở sạch chữ đẹp và thi Chính tả. Nhã và em cùng được giải Ba. Lần thứ ba, em bị lên sởi phải nằm bệnh viện. Nhã cùng mẹ đến thăm em ở bệnh viện. Mẹ em cảm động lắm. Nhã là con một của bác Uyên, cán bộ Ngân hàng, bố là sĩ quan Hải quân đang công tác ở Trường Sa. Nhã cao hơn em một cái đầu. Gương mặt tươi sáng, hiền hậu. Nhã sống phóng khoáng, học giỏi toàn diện, hát rất hay. Sau Tết, Nhã đến chơi, cho em mười vỏ ốc biển rất đẹ