Chuyển đến nội dung chính

Tả lại con đường đến trường của em

Bài làm 1

Từ nhà đến trường em có thể đi qua nhiều ngả khác nhau nhưng em thích nhất vẫn là đi qua đoạn đường Nguyễn Du.

Đoạn đường này ngắn và hẹp. Lòng đường được hàng me xanh rờn hai bên đường che mát. Buổi sớm em đi học các vòm me đan vào nhau tưởng như chúng chụm đầu trò chuyện. Những cành me thả lá xuống mặt đường tráng nhựa xám. Một lằn sơn vàng giữa lòng đường chia hai phần cho xe chạy ngược chiều nhau. Xe máy, xe đạp tấp nập trên mặt đường trơn bóng. Đến khúc có những ổ gà lồi lõm thì xe chạy chậm lại, bóp còi toe toe… Em và các bạn đi rất thoải mái trên lề đường tráng xi măng. Nhiều nhà cao tầng đẹp đẽ chen vai nhau đứng sừng sững. Đó là các cơ quan, cửa hàng. Đặc biệt, đoạn đường em đi qua có Bưu điện Thành phố lúc nào cũng có đông người ra vào nhận đồ, gửi hàng. Có lần, mẹ em đã đến đây nhận hàng, quà. Buổi sáng, em đi dạo. Lá me trút như mưa lên tóc, lên vai làm em rất thích. Vì đã đi lại nhiều lần nên đoạn đường này thật quen thuộc đối với em. Em nhớ từng viên gạch, từng gốc me thân thiết.

Em yêu quý con đường đi đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy đường sạch, đó là nhờ các cô chú làm vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch đẹp.

THỦY TIÊN (Thành phố Hồ chí Minh)

10113623

Bài làm 2

Quê em thuộc một vùng đồng bằng ven biển miền Trung nơi có lắm nắng, nhiều mưa, lụt lội liên miên. Vậy mà con người ở đây vẫn bám lấy mảnh đất nghèo này, vẫn yêu thương nó đến da diết. Bởi nó là quê hương, là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Nhưng "Quê hương là gì hở mẹ?". Có phải "Quê hương là chùm khế ngọt… Quê hương là đường đi học" như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói?

Đối với tụi nhỏ, hàng ngày cắp sách đến trường như chúng em, không có gì thân thuộc hơn, gắn bó hơn là con đường đi học. Dường như không có ngày nào bước chân nhỏ của chúng tôi lại không đặt lên trên mình nó vô vàn những dấu chân tí xíu trên đường đi và về, trước và sau những buổi học. Đó là con đường đá đỏ khá rộng, cao ráo và thẳng tắp. Được biết vừa rồi bác Chủ tịch tỉnh khi về thăm Trường Tiểu học của chúng em có nói: "Nay mai con đường này sẽ rải nhựa và mở rộng thêm". Người ta vừa mới phát hiện một mỏ đá quý gần quê em. Tương lai, đây sẽ là một trong những khu công nghiệp sầm uất của tỉnh nhà, có cả những cống ti nước ngoài đến đây đầu tư khai thảc. Nghe nói vậy mà chúng em đứa nào cũng mừng thầm trong bụng. Cứ mơ tưởng đếnmột ngày mai, làng quê em sẽ được đổi thay như một khu phố ở thị thành. Ngày ngày, chúng em đến trường sẽ đi trên con đường nhựa bông loáng, đón những ngọn gió nam mát rượi thổi từ ngoài biển Đông vào và nhìn những chiếc xe cơ giới nối đuôi nhau phóng nhanh trên đường… Vừa đi, em vừa nghĩ miên man. Trước mắt em vẫn là con đường đá đỏ thẳng tắp và rất bằng phẳng. Hai năm trước đây, người ta đã cải tạo cọn đường này. Họ đổ đất cao lên, cho xe lu lăn đi lăn lại nhiều lần, làm cho mặt đường phẳng lì. Hai bên đường những hàng cây bạch đàn, xà cừ, dương liễu và có cả cây me, cây phượng nữa. Đó là công trình "Rừng cây xanh đến trường" do Liên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường em phát động. Hàng cây bây giờ tuy chưa cao, chưa có bỏng mát phủ xuống mặt dường nhưng sức sống của nó dang bật dậy. Màu xanh đậm của những tán lá hai bên đường đang trải dài ra khoe sắc với trời xanh. Vài ba năm nừa thôi, hàng cây hai bên dường sẽ trùm bóng mát xuống lòng đường. Lức ấy, chúng em đi học, đâu cần phải đội nón đội mũ, đã có bóng mắt của hàng cây che do chính bàn tay của chúng em trồng nên. Vẻ đẹp của con đường cũng là vẻ đẹp của quê hương. Phải chăng, chúng em cũng đã góp phân công sức nhỏ bé của mình xây dựng quê hương ngày thêm đẹp hơn lên rồi đó chăng? Hàng cây xanh trên đường đến trường sẽ ghi lại tình cảm của chúng em, công sức của chúng em đã góp thêm một vẻ đẹp cho con đường, cho quê hương yêu dấu của mình.

Trống trường đã điểm, chúng em bước vội vào cổng trong tiếng trống ngân vang trầm ấm quen thuộc. Rồi khi tan chúng em lại đi về trên con đường quen thuộc, mát rượi bóng cây.

Bài làm 3

Từ nhà đến trường, tôi có thể đi men theo nhiều ngả đường khác nhau. Nhưng con đường tôi yêu thích, thường đi nhiều hơn là con đường Cao Bá Quát.

Con đường lát nhựa đen bóng, rộng đủ cho hai chiếc ô tô tải tránh nhau. Bên trái là nhà dân và mấy hiệu sách hai ba tầng san sát. Bên phải là một số trường học và cơ quan Nhà nước. Hai bên đường có vỉa hè rộng. Những tia nắng tinh nghịch trốn mẹ đi chơi, chiếu lên mặt đường thành những đốm sáng lung linh. Những chiếc khăn quàng đỏ tung bay tô điểm thêm vẻ đẹp cho con đường. Thêm vào đó là tiếng cây xanh um vẫy những chùm lá tươi non như những bàn tay trẻ con bé xíu. Thỉnh thoảng, những chiếc xe máy rồ ga vút đi trên mặt đường, bóp còi inh ỏi. Các chị học sinh trung học với tà áo dài duyên dáng đang rảo bước tới trường? Trên cành cây, những cô Họa mi cãi nhau om sòm, những nhạc sĩ Ve sầu tấu những bản hòa âm lảnh lót. Tôi vui vẻ cắp sách tới trường. Làn gió nhẹ thổi qua. Ôi! Trường tôi đây rồi! Chào đường nhé, tôi vào học đây.

Con đường Cao Bá Quát đối vói tôi như người bạn thân, cùng chia sẻ ngọt bùi ngày mưa cũng như ngày nắng. Nó gắn liền với thời thơ ấu của tòi. Sau này, dù đi đâu, về đâu tôi cũng không quên được con đường này.

NGÔ TUYẾT LAN (Bắc Ninh)

Bài làm 4

Đã sáu giờ ba mươi rồi, em khép vội cánh cổng cùng Thương bước vội trên con đường đến trường, chỉ lo trễ học. Cả hai đều cố vượt lên trước những khách đi đường không dám nhởn nhơ như những lần trước.

– Sáng nay, Thương làm gì mà đến trễ vậy?

– Trước lúc đi làm, mẹ mình bảo cho heo ăn rồi hãy đi học. Nồi cám nóng quá phải ngồi chờ cho nó nguội. Để cho heo ăn là mình tất tả đi ngay. Chắc cậu chờ mình lâu lắm phải không?

– Ừ, cũng hơi lâu lâu!

Biết Thương đi muộn vì một lí do chính đáng em không nỡ trách Thương, trái lại càng thông cảm và yêu mến bạn hơn. Đã bốn năm rồi, em và Thương cùng học một lớp, cùng sánh vai nhau đi trên con đường quen thuộc này ngày hai lượt đi, về. Con đường đã in không biết bao nhiêu dấu chân của hai đứa. Có lần Thương nói với em: "Mình có thể nhắm mắt đi một mạch từ nhà đến trường mà không hề vấp ngã đấy!" Em vội nói ngay: "Mình cũng vậy! Thương biết không, cả ba chúng mình đều là bạn thân của nhau. Mình hiểu Thương cũng như Thương hiểu con đường này vậy!"

Con đường là một phần của quê hương, là sợi dây gắn bó tình cảm của mọi người trong tình làng nghĩa xóm. Nhà thơ Đỗ Trung Quân thật có lí khi nói rằng: "Quê hương là đường đi học". Vâng! Đúng như vậy. Con đường rợp lá me bay này chưa phải là con đường nhựa thẳng tắp, bóng láng như các con đường ở đô thị'. Nó chỉ là con đường đá đỏ bình thường như mọi con đường khác ở làng quê. Đối với chúng em, nó là thật gần gũi, thân thiết biết nhường nào! Chắng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt những bước chân nhỏ xíu của mình lên mặt đường đầy những ổ gà, sóng trâu của nó. Mặt đường chỗ nào phẳng lì như mặt sân phơi, chỗ nào mấp mô uốn lượn như sóng nuức mặt hồ, chỗ nào đá to, đá nhỏ em đều thuộc như lòng bàn tay.

Con đường này là trục lộ giao thông liên xã. Đoạn đường dần chúng em đến trường lại nằm ở khu trung tâm nên thường tấp nập xe cộ và người qua lại. Hai bên đường, những cây me tây lâu đời tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Hàng cột điện cao thế như những cột chống trời làm bằng bê tông cốt thép sừng sững hai bên đường, đem ánh sáng văn minh về cho các làng xã trong vùng. Những nhà lá, nhà tôn, nhà tường và có cả những nhà lầu xen kẽ, những tiệm tạp hóa, viện uốn tóc, rạp video, quán giải khát, cà phê… mọc lên với những bảng hiệu đủ màu trông như những dãy phố ở thị thành. Khung cảnh buổi sáng mai trên đoạn đường này thật đông vui. Thỉnh thoảng, xe ô tô chở hàng, chở khách lăn vội trên đường, bốc lên những đám bụi dày đặc.

Gần đây trong chương trình phát triển nông thôn, nghe nói trục lộ liên xã này sẽ được tôn tạo lại, đường sẽ được tráng nhựa trong nay mai. Con đường thân yêu của chúng em rồi đây sẽ đẹp hơn, sẽ không còn những "ổ voi", "ổ gà" mấp mô như bây giờ. Nắng, mưa, gió, bão sẽ không còn cơ hội ngăn cản bước chân chúng em đến trường được nữa. Thành thị và nông thôn đang xích lại gần. Ánh sáng văn minh đang tỏa rộng về với vùng sâu, vùng xa. Đường sá nông thôn sẽ được nhựa hóa, cầu cống sẽ được bề tông hóa. Những chiếc cầu khỉ cũng sẽ biến mất theo đà phát triển của quê hương.

Tương lai rực rỡ đang đến với con đường và với cả quê hương chúng em trong một ngày không xa nữa. Trống đã điểm, tạm biệt con đường, chúng mình vào học nhé!

TRẦN LINH THẢO

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tả bức tranh vẽ Vịnh Hạ Long

Viết đơn xin nghỉ học

Tả cây bút chì của em